LOVE K43SKD FOREVER--TNUT.EDU.VN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

LOVE K43SKD FOREVER--TNUT.EDU.VN

We're one
 
Trang ChínhTrang Chính  Portal*Portal*  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm

 

 Đáp án Giáo Dục

Go down 
Tác giảThông điệp
AloPicaso
---Member---
---Member---



Tổng số bài gửi : 4
Điểm tích lũy cá nhân : 24616
Thanks : 0
Join date : 27/11/2010
Age : 35

Đáp án Giáo Dục Empty
Bài gửiTiêu đề: Đáp án Giáo Dục   Đáp án Giáo Dục I_icon_minitimeSun Jan 16, 2011 3:00 am

Phần 1. Những vấn đề chung của Giáo dục học
Câu 1. Bản chất của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội, được đặc trưng ở:
Sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm đã được tích lũy trong lịch sử phát triển xã hội loài người.
Câu 2. Giáo dục là một hiện tượng xã hội xuất hiện:
Cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người.
Câu 3. Giáo dục có tính chất:
Cả a,b và c.
Câu 4.Giáo dục là một chức năng xã hội, với chức năng này giáo dục:
chi phối sự vận động của các quá trình xã hội khác.
Câu 5.Các mặt sau đây mặt nào thể hiện tính văn hóa – xã hội của giáo dục?
Cả a, b, c.
Câu 6. Đối tượng nghiên cứu của quá trình giáo dục là:
Sự hình thành và phát triển nhân cách của người được giáo dục.
Câu 7. Giáo dục học là một khoa học, giáo dục học:
Cả a, b, c.
Câu 8. Đối tượng của giáo dục học là:
Quá trình giáo dục.
Câu 9. Vấn đề nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của giáo dục học?
Xây dựng chương trình nội dung đào tạo.
Câu 10. Giáo dục học là học phần thuộc khối kiến thức:
Khối kiến thức chuyên ngành về nghiệp vụ.
Câu 11. Quá trình giáo dục với tư cách là đối tượng của giáo dục học được hiểu là quá trình:
Được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua các hoạt động giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm của loài người.
Câu 12. Quá trình giáo dục tổng thể bao gồm sự thống nhất của hai quá trình cơ bản là:
Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp và quá trình dạy học.
Câu 13. Các nhân tố mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, phương tiện, thiết bị giáo dục, các nhà sư phạm và học sinh, là các nhân tố có mặt:
Chỉ ở trong các quá trình bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể.
Câu 14. Yếu tố bẩm sinh, di truyền có vai trò:
Là điều kiện vật chất của sự phát triển nhân cách.
Câu 15. Tính tích cực hoạt động và giao tiếp của mỗi người trong cuộc sống có vai trò:
Quyết định trực tiếp sự phát triển nhân cách.
Câu 16. Bản chất của sự phát triển nhân cách trẻ em là:
Cả a, b và c.
Câu 17. Định hướng giá trị của một cá nhân hay một cộng đồng được hiểu là:
Cả a và b.
Câu 18. Khiêm tốn đúng với biểu hiện nào dưới đây?
Cả b, c.
Câu 19. Yếu tố giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em là:
Giáo dục
Câu 20. Hoạt động chủ đạo có đặc điểm:
Là hoạt động chi phối các hoạt động khác và tiền đề làm xuất hiện hoạt động mới trong các giai đoạn lứa tuổi tiếp theo.
Câu 21. Quan điểm về một nhân cách phát triển toàn diện bao gồm các mặt phát triển: Đức - trí – thể - mĩ là quan điểm thuộc thời kì lịch sử nào trong lịch sử phát triển của loài người?
Thời kì cận đại.
Câu 22. Trong các mối quan hệ xã hội, vị trí của học sinh học nghề thường có tính chất:
Tương đối ổn định.
Câu 23. Điểm đặc trưng trong nhận thức của học sinh học nghề là:
Cả tính có chủ định và tính không chủ định cùng phát triển.
Câu 24. Loại tư duy phát triển mạnh ở lứa tuổi học sinh học nghề là:
Trực quan hành động.
Câu 25. Điểm nào không phản ánh đặc điểm tư duy của tuổi học sinh học nghề?
Tính chặt chẽ và nhất quán phát triển.
Câu 26. Đặc điểm nổi bật về trí nhớ của lứa tuổi học sinh học nghề là:
Ghi nhớ chủ định giữ vai trò chủ đạo, các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ.
Câu 27. Tính lựa chọn của chú ý ở lứa tuổi học sinh học nghề được quyết định bởi:
Cả a,b,c.
Câu 28. Những môn học hấp dẫn đối với học sinh học nghề là những môn học:
Có nội dung cụ thể, không đòi hỏi nhiều khả năng tư duy trừu tượng.
Câu 29. Thái độ học tập của học sinh học nghề được thúc đẩy trước hết bởi:
Động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức và ý nghĩa xã hội của môn học.
Câu 30. Hứng thú học tập các môn học của học sinh THCN – DN thường gắn liền với:
Nghề nghiệp mà các em đang theo học.
Câu 31. Giáo dục gia đình giữ vai trò:
Chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Câu 32. Tự giáo dục là:
Một bộ phận, là kết quả và là bước phát triển tiếp theo của quá trình giáo dục.
Câu 33. Tự giáo dục của học sinh học nghề được xuất phát từ:
Yêu cầu của cuộc sống và hoạt động.
Câu 34. Khái niệm mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục được hiểu như sau:
Mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục đều được coi là kết quả được dự kiến một cách khái quát.
Câu 35. Mục đích giáo dục có chức năng:
2 ý a và b.
Câu 36. Mục đích giáo dục của một quốc gia phải phản ánh được:
Cả a, b và c.
Câu 37. Mục đích giáo dục của một quốc gia:
Mang tính lịch sử cụ thể.
Câu 38. Hệ thống giáo dục của một quốc gia muốn đáp ứng được yêu cầu của xã hội cần phải:
Cần cải cách và chỉnh lý giáo dục cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể.
Câu 39. Trong các con đường giáo dục sau, con đường nào là chủ động nhất?
a. Thông qua dạy học.

Phần hai: Lý luận dạy học
Câu 1. Quá trình dạy học là một hệ thống bao gồm các thành tố cấu trúc như: mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, người học, kết quả dạy học. Các thành tố này:
a. Có chức năng riêng và ảnh hưởng đến hiệu quả của nhau.
Câu 2. Toàn bộ hệ thống quá trình dạy học có quan hệ qua lại với môi trường chính trị - xã hội, khoa học – công nghệ. Mối quan hệ này được thể hiện như sau:
a. Cả ý a và b
Câu 3. Trong các khái niệm về quá trình dạy học dưới đây, khái niệm nào được coi là phù hợp với lý luận dạy học hiện nay?
a. Quá trình dạy học là quá trình dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Câu 4. Đâu không phải là thành phần trong mục tiêu của quá trình dạy học?
c. Giúp học sinh hình thành thái độ tích cực đối với cuộc sống.
Câu 5. Mục tiêu quan trọng nhất của quá trình dạy học là:
d. Phát triển trí tuệ cho học sinh.
Câu 6. Trong quá trình dạy học, giáo viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy, biểu hiện cụ thể:
d. Cả a và b.
Câu 7. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy và hoạt động học được tiến hành:
a. Song song với nhau và có ảnh hưởng đến hiệu quả của nhau.
Câu 8. Điểm giống nhau giữa nhận thức của nhà khoa học và nhận thức của học sinh là:
a. Nhằm nhận thức thế giới khách quan làm cho vốn tri thức của chủ thể thêm phong phú.
Câu 9. Nét độc đáo trong hoạt động nhận thức của học sinh so với nhận thức của các nhà khoa học là:
a. Quá trình nhận thức được diễn ra trong điều kiện sư phạm có sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của giáo viên.
Câu 10. Học cách học có nghĩa là:
d. cả a và b.
Câu 11. Giáo dục nhà trường có ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của học sinh như thế nào?
a. Nhà trường có vai trò quan trọng đối với việc phát triển các năng lực trí tuệ, tiếp thu các năng lực nhận thức và học các kiến thức đa dạng.
Câu 12. Tốc độ của sự định hướng là một trong các chỉ số phát triển trí tuệ, có nội dung thể hiện là:
b. Được xác định bởi mức độ nhanh hay chậm trong việc tìm kiếm và huy động những kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết một vấn đề, một bài tập không giống với bài tập mẫu.
Câu 13. Tốc độ khái quát hóa là một trong các chỉ số phát triển trí tuệ, có nội dung thể hiện là:
a. Được xác định bởi các lập luận cần thiết để đi đến kết luận đúng.
Câu 14. Tính tiết kiệm của tư duy là một trong các chỉ số phát triển trí tuệ, có nội dung thể hiện là:
d. Được đặc trưng bởi số lần luyện tập theo cùng một kiểu cần thiết để hình thành một hành động khái quát.
Câu 15. Tính mềm dẻo của trí tuệ là một trong các chỉ số phát triển trí tuệ, có nội dung thể hiện là:
e. Được đặc trưng bởi sự dễ dàng hay khó khăn trong việc xây dựng lại hành động cho thích hợp với những biến đổi của điều kiện.
Câu 16. Bản chất của quá trình hình thành khái niệm là:
b. Quá trình giáo viên tổ chức cho học sinh hành động đối với đối tượng chứa đựng khái niệm, nhằm tách những thuộc tính chung, bản chất để khái quát thành khái niệm
Câu 17. Trong dạy học muốn phát triển trí tuệ cho học sinh thì:
d. Cả a, b và c.
Câu 18. Dạy học và phát triển trí tuệ có mối quan hệ với nhau vì:
b. Mục đích của dạy học là phát triển trí tuệ cho học sinh và phát triển trí tuệ là điều kiện của dạy học.
Câu 19. Đối tượng của hoạt động dạy là:
a. Những tri thức và những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với nó.
Câu 20. Tiến hành hoạt động dạy người thầy có nhiệm vụ:
a. Tổ chức, điều khiển quá trình tái tạo tri thức, nền văn hoá xã hội ở học sinh.
Câu 21. Muốn tổ chức thành công quá trình tái tạo nền văn hoá xã hội ở người học, người dạy cần:
d. Tạo ra tính tích cực trong hoạt động học .
Câu 22. Để tạo ra được tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh, giáo viên cần:
d. Cả a, b và c.
Câu 23. Việc nắm được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua thực hiện một hoạt động nào đó trong cuộc sống hàng ngày được gọi là:
c. Học ngẫu nhiên.
Câu 24. Hoạt động lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo theo một mục đích tự giác được gọi là:
d. Hoạt động học.
Câu 25. Đối tượng của hoạt động học là:
d. Những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của nhân loại.
Câu 26. Hoạt động học hướng vào làm thay đổi:
c. Chủ thể của hoạt động.
Câu 27. Trong hoạt động học, việc tiếp thu tri thức về bản thân hoạt động học được tiến hành:
c. Trước khi tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Câu 28. Nếu hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội thì:
c. Học sinh vẫn say sưa học tập, nhưng sự say sưa đó thường do sự hấp dẫn, lôi cuốn của một “cái khác” nằm ngoài mục đích trực tiếp của việc học.
Câu 29. Mục đích của các hành động học tập là:
c. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Câu 30. Mục đích học tập bắt đầu được hình thành:
a. Trước khi học sinh thực hiện hành động học.
Câu 31. Để hình thành khái niệm lý luận cho học sinh trong dạy học, ta cần hình thành ở các em những thao tác tư duy nào?
a. Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá.
Câu 32. Mô hình học tập có tính trực quan cao nhất là:
d. Tính trực quan của cả 3 loại mô hình trên.
Câu 33. Khái niệm về một đối tượng nào đó của hiện thực khách quan là:
d. Năng lực thực tiễn của con người được kết tinh lại và được "gửi vào" đối tượng.
Câu 34. Khái niệm về một đối tượng nào đó có nguồn gốc trong:
c. Bản thân đối tượng.
Câu 35. Quá trình hình thành khái niệm cho học sinh trong dạy học là quá trình:
d. Giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh nhằm giúp các em tái tạo lại những năng lực thực tiễn của loài người được gửi gắm trong thế giới đối tượng cho bản thân.
Câu 36. Theo quan điểm Sư phạm cách tốt nhất để nảy sinh nhu cầu nhận thức ở học sinh là:
a. Tạo ra những tình huống sư phạm.
Câu 37. Học ngẫu nhiên trong cuộc sống thường ngày là:
d. Cả a, b và c.
Câu 38. Hoạt động học là:
d. Cả a, b và c.
Câu 39. Mục đích của hoạt động dạy là:
d. Làm cho học sinh chiếm lĩnh nền văn hoá - xã hội, phát triển tâm lý, hình thành nhân cách.
Câu 40. Mục đích của hoạt động học là:
b. Thay đổi bản thân chủ thể hoạt động.
Câu 41. Một trong những dấu hiện bản chất đặc trưng nhất của hoạt động học là:
b. Hoạt động tích cực của học sinh nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới.
Câu 42. Động cơ hoàn thiện tri thức là:
d. Cả a, b và c.
Câu 43. Động cơ quan hệ xã hội là:
d. Cả a, b và c.
Câu 44. Điểm nào dưới đây không thuộc về các khâu (các bước) của quá trình hình thành khái niệm cho học sinh?
c. Vận dụng định nghĩa (triển khai mô hình).
Câu 45. Kỹ năng là:
c. Khả năng vận dụng tri thức và phương pháp giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Câu 46. Cơ sở của kỹ năng là:
b. Tri thức và phương pháp đã học.
Câu 47. Hãy chọn một nội dung biểu hiện cụ thể của quan điểm Dạy học đi trước sự phát triển trong các nội dung sau :
a. Nội dung và phương pháp dạy học phải đi trước sự phát triển, tác động vào vùng phát triển gần nhất của sự phát triển ở người học.
Câu 48. Hãy chọn một nội dung biểu hiện cụ thể của quan điểm Dạy học đi sau sự phát triển trong các nội dung sau :
a. Nội dung và phương pháp dạy học phải được xây dựng trên cơ sở những yếu tố tâm lí và thể chất của học sinh đã được phát triển.
Câu 49. Hãy chọn một nội dung biểu hiện cụ thể của quan điểm Dạy học đi cùng và làm bộc lộ sự phát triển trong các nội dung sau :
a. Nội dung và phương pháp dạy học phải phù hợp và tác động qua lại với những yếu tố tâm lí tương ứng của học sinh.
Câu 50. Hãy chọn một nội dung biểu hiện cụ thể của quan điểm Dạy học độc lập với sự phát triển trong các nội dung sau :
a. Có thể dạy học sinh bất cứ điều gì nếu có phương pháp thích hợp.
Câu 51. Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học là:
b. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ học tập đề ra ngày càng cao với trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, trình độ phát triển trí tuệ còn hạn chế ở người học.
Câu 52. Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học tồn tại:
a. Ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học.
Câu 53. Mâu thuẫn bên ngoài của quá trình dạy học là:
a. Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học còn lạc hậu với đòi hỏi của môi trường xã hội chính trị, khoa học công nghệ.
Câu 54. Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học đã hiện đại hóa với phương pháp dạy học còn lạc hậu là:
c. Mâu thuẫn giữa các thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học.
Câu 55. Trong quá trình dạy học, một trong những điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực là mâu thuẫn phải vừa sức với học sinh, tức là mâu thuẫn mà:
a. Với sự giúp đỡ của giáo viên, và sự nỗ lực cao nhất về trí tuệ và thể lực người học có thể giải quyết được nhiệm vụ học tập.
Câu 56. Quá trình dạy học chỉ có hiệu quả khi:
c. Người giáo viên tạo ra sự thống nhất biện chứng giữa logic nhận thức và logic của chương trình, nội dung dạy học.
Câu 57. Quá trình dạy học được diễn ra theo bao nhiêu khâu?
b. 5 khâu.
Câu 58. Logic của quá trình dạy học là cơ sở để xác định:
a. Các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học.
Câu 59. Quá trình dạy học bao gồm nhiều khâu, trong đó khâu điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới có vai trò sau:
c. Giúp học sinh thu được những tài liệu cảm tính phong phú tạo cơ sở để hình thành khái niệm.
Câu 60. Đánh giá kết quả học tập là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, việc đánh giá được tiến hành vào thời điểm nào là cho kết quả tốt nhất?
b. Việc kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên trong và sau quá trình dạy học.
Câu 61. Trong một tiết lên lớp, trình tự các khâu của quá trình dạy học được tiến hành:
a. Xen kẽ thâm nhập vào nhau.
Câu 62. Quy luật thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học, giữa thầy và trò là quy luật cơ bản của quá trình dạy học vì:
a. Nó phản ánh mối quan hệ tất yếu, chủ yếu, bền vững giữa 2 mặt của một quá trình, giữa hai thành tố trung tâm của quá trình dạy học.
Câu 63. Nguyên tắc dạy học được coi là:
a. Luận điểm cơ bản chỉ đạo toàn bộ tiến trình dạy học.
Câu 64. Khi xây dựng nguyên tắc dạy học không cần chú ý đến:
d. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các nhà trường.
Câu 65. Con đường nhận thức đi từ cụ thể đến trừu tượng được diễn ra:
c. Trong quá trình nhận thức của các nhà bác học và của học sinh.
Câu 66. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học đòi hỏi giáo viên phải giúp học sinh:
d. Cả a, b và c.
Câu 67.Tính giáo dục trong quá trình dạy học đòi hỏi những tri thức khoa học cần phải:
b. Có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nhân cách học sinh.
Câu 68. Tính tự giác tích cực độc lập của học sinh trong học tập được diễn ra ở:
c. Tất cả các khâu của quá trình dạy học.
Câu 69. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng trong dạy học có tác dụng:
c. Phát triển khả năng tối đa của từng học sinh.
Câu 70. Người đầu tiên nêu lên các nguyên tắc dạy học một cách có hệ thống, có cơ sở khoa học đồng thời coi nguyên tắc đảm bảo tính trực quan là “quy tắc vàng ngọc” là:
b. J. A Cômenxki (1692 – 1670).
Câu 71. Nguyên tắc dạy học được coi là có giá trị đối với:
b. Các cấp học, các môn học.
Câu 72. Một trong 4 thành phần của nội dung dạy học là “những kinh nghiệm về thái độ đối với thế giới và con người”. Những kinh nghiệm này thể hiện ở”:
a. Hệ thống chuẩn mực đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Câu 73. Nội dung dạy học là một trong các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học. Nội dung dạy học trong nhà trường bao gồm:
b. Phạm vi tri thức kỹ năng, kỹ xảo cần cho người học để họ bước vào lao động và hoạt động xã hội.
Câu 74. Nội dung học tập bao gồm:
d. Cả a và c.
Câu 75. Hiện đại hóa nội dung dạy học tức là:
c. Làm cho nội dung dạy học phù hợp với trình độ phát triển của khoa học công nghệ trên cơ sở mục tiêu đào tạo.
Câu 76. Môn học và khoa học giống nhau là ở chỗ chúng cùng:
b. Phản ánh một cách khách quan, có hệ thống những thành tựu của loài người.
Câu 77. Nội dung dạy học được thể hiện một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất ở:
d. Giáo án của giáo viên.
Câu 78. Phương pháp dạy học là:
d. Cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học.
Câu 79. Bản chất của phương pháp sư phạm tích cực:
c. Là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Giáo viên là người hướng dẫn người học biết cách tìm tài liệu, cách đọc, cách nắm kiến thức, cách phát hiện và giải quyết vấn đề.
Câu 80. Cấu trúc của phương pháp dạy học bao gồm:
d. Cả a, b,c.
Câu 81. Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp:
a. Hướng vào người học.
Câu 82. Trong quá trình dạy học, phương pháp vấn đáp được sử dụng:
c. Ở tất cả các khâu của quá trình dạy học.
Câu 83. Một trong những ưu điểm của phương pháp vấn đáp trong dạy học là:
c. Thu tín hiệu ngược từ học sinh đến giáo viên một cách nhanh chóng.
Câu 84. Một trong những ưu điểm của phương pháp thuyết trình trong dạy học là:
d. Huy động nhiều giác quan tham gia vào hoạt động nhận thức.
Câu 85. Một trong những ưu điểm của phương pháp thuyết trình trong dạy học là:
c. Giúp người học nắm được tri thức một cách hệ thống hoàn chỉnh.
Câu 86. Một trong những ưu điểm của phương pháp trực quan trong dạy học là:
a. Phát triển ở học sinh năng lực tư duy trừu tượng.
Câu 87. Trong quá trình dạy học, phương pháp làm thí nghiệm cần được tiến hành:
a. Có sự liên hệ trực tiếp với nhiều phương pháp khác.
Câu 88. Thái độ học tập của học sinh học nghề được thúc đẩy trước hết bởi:
b. Động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức và ý nghĩa xã hội của môn học.
Câu 89. Hứng thú học tập các môn học của học sinh THCN – DN thường gắn liền với:
d. Nghề nghiệp mà các em đang theo học.
Câu 90. Những kỹ năng nào sau đây được coi là những kỹ năng chung cho các môn học:
c. Những kỹ năng lập đề cương.
Câu 91. Một trong những ưu điểm của phương pháp dùng sách giáo khoa và tài liệu trong dạy học là:
b.Giúp cho người học đào sâu kiến thức một cách có hệ thống.
Câu 92. Khi lựa chọn các phương pháp dạy học cần căn cứ vào:
b. Chức năng của từng phương pháp, đặc điểm môn học, nội dung bài học, phương tiện dạy học của nhà trường.
Câu 93. Một trong những ưu điểm của hình thức lên lớp là:
c. Học sinh nắm tri thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo có hệ thống, có kế hoạch.
Câu 94. Một trong những ưu điểm của hình thức dạy học cá nhân so với hình thức tổ chức dạy học khác:
c. Nội dung và phương pháp dạy học vừa sức với người học, nhịp điệu thích hợp.
Câu 95. Trong thực tiễn dạy học đã tồn tại nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Sự khác nhau giữa các hình thức tổ chức dạy học là tùy thuộc vào:
d. Cả 3 ý đã nêu a, b và c.
Câu 96. Một trong những yếu tố thuộc cấu trúc vi mô của bài học là:
d. Ra bài tập về nhà.
Câu 97. Trong quá trình dạy học, cấu trúc của bài lên lớp cần:
c. Biến đổi linh hoạt trong những tình huống cụ thể.
Câu 98. Hình thức lên lớp là hình thức dạy học cơ bản nhất nhưng không phải là duy nhất bởi vì:
b. Hình thức lên lớp có những hạn chế cần được bổ sung bằng các hình thức tổ chức dạy học khác.
Câu 99. Vấn đề quan trọng nhất đối với giáo viên khi lên lớp là:
a. Duy trì được không khí sôi nổi trong cả tiết học.
Câu 100. Phong cách dạy học độc đoán có ưu điểm:
a. Cho phép giải quyết một cách nhanh chóng các nhiệm vụ.
Câu 101. Phong cách dạy học dân chủ có ưu điểm:
c. Cho phép phát huy tối đa năng lực sáng tạo của người học.
Câu 102. Phong cách dạy học tự do có ưu điểm:
b. Cho phép khai thác sự sáng tạo, kiến thức, kinh nghiệm của học viên.
Câu 103. Phong cách dạy học dân chủ có nhược điểm:
b. Rất tốn kém thời gian.
Câu 104. Phong cách dạy học tự do có nhược điểm:
e. Cả b và c.
Câu 105. Phong cách dạy học độc đoán có nhược điểm:
a. Không phát huy được tính chủ thể và sự sáng tạo, kinh nghiệm của người học.
Câu 106. Quyền lực dạy học của giáo viên đối với người học trong dạy học hiện đại:
d. Tăng lên rất nhiều so với trước đây, do vai trò của người giáo viên ngày càng tăng trong sự phát triển trí tuệ của học sinh.
Câu 107. Quyền lực địa vị là một trong các yếu tố cấu thành nên quyền lực dạy học của người giáo viên. Quyền lực địa vị được hình thành trên cơ sở:
a. Địa vị của người giáo viên, do xã hội cung cấp và tạo điều kiện thực thi. Chính là quyền hạn của người giáo viên, được Nhà nước quy định và được cả xã hội chấp nhận, tuân theo.
Câu 108. Quyền lực cá nhân là một trong các yếu tố cấu thành nên quyền lực dạy học của người giáo viên. Quyền lực cá nhân được hình thành trên cơ sở:
a. b, d.
Câu 109. Quyền lực địa vị của người giáo viên có đặc trưng là:
b. Việc tạo ra, mở rộng và thu hẹp hoặc hủy bỏ quyền lực của người giáo viên do sự phát triển của xã hội, của khoa học và của chính nền giáo dục, một phần do các quy định của tổ chức.
Câu 110. Quyền lực cá nhân của người giáo viên có đặc trưng là:
d. Cả a và c.
Câu 111. Vai trò của các yếu tố tạo nên quyền lực dạy học của người giáo viên được xác định như sau:
c. Cả hai quyền lực trên đều có vai trò ngang nhau trong việc tạo nên quyền lực dạy học của người giáo viên.

Phần 3. Lý luận giáo dục (111 câu)

Câu 1. Giáo dục là quá trình tác động làm biến đổi tâm lí, ý thức của các đối tượng giáo dục, nó được thực hiện trong thời gian:
d. Trong suốt cuộc đời con người.
Câu 2. Bản chất của quá trình giáo dục là:
d. Cả a, b,c.
Câu 3. Sự thống nhất giữa quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp và quá trình dạy học là cả hai quá trình đều:
b. Nhằm mục đích xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh theo yêu cầu của xã hội.
Câu 4. Trong hệ thống quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp, thành tố có chức năng chỉ đạo hướng dẫn toàn bộ quá trình giáo dục là:
b. Nguyên tắc giáo dục.
Câu 5. Trong hệ thống cấu trúc của quá trình giáo dục, nhân tố qui định những chuẩn mực xã hội cần giáo dục cho người được giáo dục là:
a. Mục đích giáo dục
Câu 6. Chủ thể của quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp:
c. Bao gồm các lực lượng giáo dục ở gia đình, nhà trường và xã hội.
Câu 7. Trong quá trình giáo dục nghĩa hẹp, vai trò tích cực, chủ động của học sinh thể hiện là:
b. Học sinh chuyển hóa được những yêu cầu khách quan của xã hội thành đòi hỏi của bản thân.
Câu 8. Kết quả của quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp là hình thành cho học sinh:
c. Hệ thống tri thức và kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
Câu 9. Một trong các đặc điểm của quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình này:
d. Diễn ra lâu dài, kết quả khó nhận thấy ngay.
Câu 10. Một trong các đặc điểm của quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình này:
c. Chịu ảnh hưởng tác động của nhiều nhân tố kể cả những nhân tố đối lập nhau.
Câu 11. Một trong các đặc điểm của quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình chịu ảnh hưởng tác động của nhiều nhân tố, do đó đòi hỏi nhà giáo dục phải:
b. Tổ chức phối hợp được tất cả các tác động giáo dục theo mục đích nhất định.
Câu 12. Một trong các đặc điểm của quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình diễn ra lâu dài và phức tạp, do đó đòi hỏi nhà giáo dục phải:
a. Tiến hành quá trình giáo dục theo một kế hoạch thường xuyên, liên tục, hệ thống.
Câu 13. Một trong các đặc điểm của quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình vận động và phát triển không ngừng, do đó đòi hỏi nhà giáo dục phải:
c. Khai thác và giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình giáo dục.
Câu 14. Một trong các đặc điểm của quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình mang tính cụ thể và tình huống, do đó đòi hỏi nhà giáo dục phải:
d. Vận dụng những nguyên tắc và phương pháp cụ thể cho phù hợp với từng tình huống cụ thể.
Câu 15. Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp được tiến hành chủ yếu thông qua:
d. Cả a, b và c.
Câu 16. Trong quá trình giáo dục, người được giáo dục hoạt động với tư cách là:
b. Đối tượng giáo dục.
Câu 17. Học sinh học nghề thường chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ phía quan hệ nào ?
d. Bạn bè cùng tuổi, hoặc người lớn ảnh hưởng nhiều tùy theo từng lĩnh vực và quan hệ.
Câu 18. Sự xuất hiện nhiều nhóm pha trộn bên cạnh những nhóm thuần nhất ở lứa tuổi học sinh học nghề là dấu hiệu chứng tỏ :
c. Sự đa dạng hóa các nhu cầu hoạt động của lứa tuổi này.
Câu 19. Trong các mối quan hệ xã hội, vị trí của học sinh học nghề thường có tính chất chất:
c. Tương đối ổn định
Câu 20. Đặc điểm nào không phù hợp với tình bạn của lứa tuổi học sinh học nghề?
a. Tình bạn chỉ được thiết lập trong lĩnh vực hoạt động học tập.
Câu 21. Tình yêu nam nữ của lứa tuổi học sinh học nghề thường:
b. Rất lãng mạn
Câu 22. Điểm nào không đúng với tuổi đầu thanh niên hiện nay?
c. Quan hệ bạn bè chiếm vị trí thứ yếu so với quan hệ với người lớn hay với trẻ em nhỏ tuổi hơn.
Câu 23. Điểm nào không phù hợp trong việc giáo dục của nhà giáo dục đối với lứa tuổi học sinh học nghề?
a. Quan tâm chỉ dẫn và giám sát thường xuyên, trực tiếp các hoạt động và quan hệ của các em trong mọi lĩnh vực.
Câu 24. Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp được diễn ra theo lô gic nào?
a. Giáo dục ý thức; thái độ, niềm tin và giáo dục hành vi, thói quen.
Câu 25. Quá trình giáo dục bao gồm các khâu nhất định, khi vận dụng các khâu này trong một tình huống giáo dục cụ thể đòi hỏi:
c. Phải có đầy đủ các khâu và không bỏ qua khâu nào.
Câu 26. Hành vi nào là chưa thực sự là hành vi đạo đức:
c. Có tính tự giác.
Câu 27. Người có tri thức đạo đức là người:
a. Có hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức quy định hành vi của họ.
Câu 28. Đạo đức được hiểu là:
d. Cả a,b và c.
Câu 29. Hành vi đạo đức là:
d. Cả a, b, c.
Câu 30.Tiêu chuẩn để đánh giá một hành vi đạo đức là:
d. Cả a, b,c.
Câu 31. Hành vi nào được xem là hành vi đạo đức trong các hành vi sau?
c. Nhìn thấy cụ già chuẩn bị qua đường giữa dòng xe tấp nập, Hồng vội vàng chạy tới nói: “ông ơi, ông để cháu dắt ông qua đường”.
Câu 32. Thiện chí được hiểu là:
a. Ý chí hướng vào việc tạo ra các giá trị đạo đức.
Câu 33.Yếu tố xóa đi khoảng cách giữa ý thức đạo đức với hành vi đạo đức, làm ý thức đạo đức thống nhất với hành vi đạo đức là:
c. Thói quen đạo đức.
Câu 34.Yếu tố quyết định trực tiếp trình độ đạo đức của mỗi học sinh là:
a. Sự tự tu dưỡng của học sinh.
Câu 35. Tính tự giác của hành vi đạo đức được thể hiện ở:
a. Tính tích cực của chủ thể hành động.
Câu 36. Cách hiểu không đúng về động cơ đạo đức là:
c. Động cơ có thể mâu thuẫn với mục đích trực tiếp của hành động cụ thể.
Câu 37. Yếu tố nào thể hiện sức mạnh ý chí trong thực hiện hành vi đạo đức trong các yếu tố sau:
a. Thiện chí.
Câu 38. Trong tình huống phải đấu tranh giữa cái “tôi cần” và “tôi muốn” thì việc thực hiện hành vi đạo đức là kết quả của những yếu tố nào trong các yếu tố sau:
d. Thiện trí, nghị lực và tri thức đạo đức.
Câu 39. Giáo dục đạo đức thực chất là:
d. Cả a, b và c.
Câu 40.Yếu tố nào trong các yếu tố sau tác động vào niềm tin đạo đức?
c. Tiếp xúc với người thực, việc thực.
Câu 41. Cách hiểu nào là đúng về mối quan hệ giữa nhu cầu và hành vi đạo đức trong các cách hiểu sau:
d. Cả a, b, c.
Câu 42. Hiểu thế nào là đúng về mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc tâm lí của hành vi đạo đức?
d. Cả a, b,c.
Câu 43. Thói quen đạo đức có thể hiểu là:
b. Hành vi đạo đức ổn định đã trở thành nhu cầu của con người.
Câu 44. Nghị lực là một yếu tố tâm lí trong cấu trúc của hành vi đạo đức, có đặc điểm:
a. Năng lực biến ý thức thành hành vi đạo đức.
Câu 45. Thiện chí là một yếu tố tâm lí trong cấu trúc của hành vi đạo đức, có đặc điểm:
a. Là ý chí của con người hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức.
Câu 46. Tri thức đạo đức là một yếu tố tâm lí trong cấu trúc của hành vi đạo đức, có đặc điểm:
a. Hiểu biết của con người về các chuẩn mực đạo đức.
Câu 47. Mâu thuẫn cơ bản của quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp được thể hiện ở:
b. Mâu thuẫn giữa yêu cầu của xã hội và trình độ phát triển, trình độ được giáo dục của người được giáo dục.
Câu 48. Cách hiểu không đúng về sự tự tu dưỡng là:
c. Là con đường giáo dục đạo đức quan trọng của cá nhân.
Câu 49. Để nhân cách học sinh trở thành chủ thể đạo đức cần hình thành ở các em phẩm chất tâm lí nào?
d. Cả a, b, c.
Câu 50. Tính tự giác là một trong các tiêu chuẩn của hành vi đạo đức. Hãy chỉ ra biểu hiện của nó trong các biểu hiện sau đây:
d. Nhà Lan rất nghèo, hôm nay, Lan lại nghỉ học vì mẹ ốm. Cả lớp không ai bảo ai, đều nghĩ mình phải làm gì để giúp Lan. Nên khi lớp trưởng đề xuất, mọi người đều hăng hái tình nguyện nhận lời.
Câu 51. Tính có ích là một trong các tiêu chuẩn của hành vi đạo đức. Hãy chỉ ra biểu hiện của nó trong các biểu hiện sau đây:
a. Mặc dù đã rất mệt và rét, nhưng nghe thấy tiếng kêu của em bé còn kẹt trong ngôi nhà đang bị ngập, Mạnh vội vàng bơi tới, cố đưa em bé lên chỗ cao. Đây là em bé thứ sáu được Mạnh cứu thoát trong cơn lũ này.
Câu 52. Tính không vụ lợi là một trong các tiêu chuẩn của hành vi đạo đức. Hãy chỉ ra biểu hiện của nó trong các biểu hiện sau đây:
c. Nhìn thấy cụ già chuẩn bị qua đường giữa dòng xe tấp nập, Hồng vội vàng chạy tới nói: “ông ơi, ông để cháu dắt ông qua đường”.
Câu 53. Nguồn gốc của sự tự tu dưỡng ở cá nhân là do yếu tố nào trong các yếu tố sau?
d. Cả a, b, c.
Câu 54.Để có sự tu dưỡng tốt cần có những điều kiện nào trong các điều kiện sau?
d. Cả a,b,c.
Câu 55. Điều nào không phải là công việc của giáo viên khi giúp đỡ cho học sinh tự tu dưỡng?
d. Cần nắm mục đích, phương pháp, tổ chức tu dưỡng của học sinh để giúp các em định hướng đúng.
Câu 56. Trong tự tu dưỡng của cá nhân thì:
d. Cá nhân lên kế hoạch và quyết tâm thực hiện với sự hỗ trợ của bên ngoài.
Khái niệm về tự giáo dục và giáo dục lại:
Câu 57. Tiền đề quan trọng trong hoạt động tự giáo dục của con người là gì?
a. Sự tự ý thức của mỗi cá nhân.
Câu 58. Yếu tố chủ đạo của nội dung tự giáo dục là:
d. Những phẩm chất ý chí và đạo đức.
Câu 59. Nội dung nào không phù hợp với đặc điểm của hoạt động tự giáo dục?
d. Một bộ phận độc lập với quá trình giáo dục. Tự giáo dục được hình thành và phát triển ở mỗi cá nhân là khác nhau và do tư chất di truyền quyết định.
Câu 60. Biện pháp nào trong các biện pháp sau đây không nằm trong các biện pháp phổ biến nhất để tự giáo dục?
a. Tự quyết định và lựa chọn.
Cây 61. Mối quan hệ giữa quá trình giáo dục và quá trình tự giáo dục là:
d. Quá trình giáo dục phải đi đến quá trình tự giáo dục.
Câu 62. Giáo dục lại nhằm mục đích:
d. Cả a, b và c.
Nguyên tắc giáo dục
Câu 63. Nguyên tắc giáo dục được coi là:
c. Những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận giáo dục nhằm chỉ đạo các hoạt động giáo dục.
Câu 64. Nguyên tắc kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của giáo viên với việc phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh đòi hỏi nhà giáo dục:
c. Cần đề cao vai trò làm chủ của học sinh, của các tổ chức thanh thiếu niên trong quá trình giáo dục.
Câu 65. Nguyên tắc nào sau đây đòi hỏi công tác giáo dục cần phối hợp chặt chẽ hoạt động của tất cả các chủ thể trong và ngoài nhà trường theo một kế hoạch, chương trình giáo dục thống nhất về mục đích, nội dung và phương hướng thực hiện?
b. Nguyên tắc thống nhất yêu cầu của các lực lượng giáo dục.
Câu 66. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong quá trình giáo dục đòi hỏi:
d. Cả a, b và c.
Câu 67. Nguyên tắc “căn cứ vào đặc điểm của đối tượng giáo dục” đòi hỏi nhà giáo dục cần phải:
c. Phải nắm vững tri thức về tâm lý học, chủ động đi sâu tìm hiểu đối tượng giáo dục.
Câu 68. Hệ thống các nguyên tắc giáo dục giúp cho nhà giáo dục:
c. Có được chỗ dựa về mặt lý luận để giải quyết các tình huống giáo dục.
Câu 69. Làm cho học sinh hiểu vấn đề, nhớ và vận dụng vấn đề một cách chính xác bền vững có hiệu quả là yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc:
c. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo với tính mềm dẻo của tư duy.
Câu 70. Trong việc giáo dục trẻ em, phong cách giáo dục tốt nhất là:
c. Phong cách tự do.
Câu 71. Phương pháp giáo dục tốt nhất là:
b. Giảng giải, thuyết phục, động viên, giám sát.
Câu 72. Phương pháp giáo dục là:
b. Tập hợp các thao tác của người giáo dục để tác động tới người được giáo dục nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.
Câu 73. Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động cho học sinh trong hệ thống các phương pháp giáo dục có chức năng:
d. Thúc đẩy, điều chỉnh hay ức chế hành vi của học sinh.
Câu 74. Nhóm phương pháp thuyết phục trong hệ thống các phương pháp giáo dục có chức năng chủ yếu là:
d. Đưa những lý luận về đạo đức vào trong ý thức của học sinh.
Câu 75. Nhóm phương pháp kích thích hành động và điều chỉnh hành vi của học sinh trong hệ thống các phương pháp giáo dục gồm các phương pháp nào sau đây:
c. Các phương pháp ở phương án a và b.
Câu 76. Các phương pháp nào sau đây nằm trong nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và tích lũy kinh nghiệm ứng xử.
d. Phương pháp tranh luận và phương pháp thuyết phục.
Câu 77. Phương pháp giáo dục lại nào không có hiệu quả nhất trong công tác giáo dục lại đối với những người mắc phải sai lầm trong số các phương pháp giáo dục dưới đây?
d. Phương pháp trách phạt.
Câu 78. Đâu là biểu hiện của phong cách giáo dục độc đoán trong các biểu hiện sau đây:
c. Trong gia đình Nam, bố Nam là người có quyền nhất, khi bố ra mệnh lệnh nào đó thì mọi người đều phải nghe theo, kể cả mẹ.
Câu 79. Đâu là biểu hiện của phong cách giáo dục tự do trong các biểu hiện sau đây:
b. Ở nhà, Lan gần như được tự do quyết định công việc của mình. Rất ít khi bố, mẹ can thiệp vào công việc của con cái.
Câu 80. Đâu là biểu hiện của phong cách giáo dục dân chủ trong các biểu hiện sau đây:
d. Hôm nay gia đình Hằng lại mở “Hội nghị Diên Hồng”. Chủ đề là Hằng sẽ thi vào trường đại học nào? Những “hội nghị” như vậy là truyền thống của gia đình Hằng.
Câu 81. Để sử dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục trong một tình huống giáo dục cụ thể cần phải:
d. Lựa chọn các phương pháp phù hợp với tình huống giáo dục.
Câu 82. Để rèn luyện thói quen và hành vi đạo đức cho học sinh, đòi hỏi nhà giáo dục cần phải:
d. Cả hai ý a và c.
Câu 83. Trong quá trình giáo dục thẩm mỹ cho học sinh nhà giáo dục cần phải hình thành cho họ năng lực thẩm mỹ, tức là phải:
a. Bồi dưỡng cho họ khả năng sáng tạo nghệ thuật, đưa cái đẹp vào trong cuộc sống và trong lao động.
Câu 84. Các yếu tố để hình thành thị hiếu thẩm mỹ là:
b. Các ý a,c,d.
Câu 85. Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ là;
c. Cả 3 ý a, b và d.
Câu 86. Trong quá trình giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong nhà trường, phương tiện quan trọng nhất để giáo dục thẩm mỹ là:
a. Nghệ thuật.
Câu 87. Chức năng của giáo dục thể chất trong nhà trường là:
d. Cả 3 ý a, b, c.
Câu 88. Giáo dục thể chất cho học sinh trong trường nghề được thực hiện thông qua:
c. Các ý a, b và d.
Câu 89. Giáo dục lao động cho học sinh trong trường nghề được coi là;
d. Cả a, b và c.
Câu 90. Ý nghĩa của lao động công ích là:
b. Tạo điều kiện để học sinh phát triển những phẩm chất tốt của nhân cách.
Câu 91. Loại hình lao động nào sau đây được coi là lao động công ích của học sinh trường nghề:
b. Trồng cây gây rừng.
Câu 92. Loại hình lao động nào sau đây được coi là lao động học tập của học sinh trường nghề:
b. Quấn động cơ máy biến áp.
Câu 93. Loại hình lao động nào sau đây được coi là lao động tự phục vụ của học sinh trường nghề:
a. Dọn vệ sinh kí túc xá.
Câu 94. Loại hình lao động nào sau đây được coi là lao động sản xuất của học sinh trường nghề:
c. Tiện trục côn.
Câu 95. Trong quá trình xây dựng tập thể học sinh, chức năng của người giáo viên ở giai đoạn thứ hai là:
b. Thu thập thông tin về nguyện vọng hứng thú của học sinh, về các mối quan hệ trong tập thể học sinh.
Câu 96. Tập thể học sinh vừa là một hiện tượng sư phạm vừa là một hiện tượng xã hội. Nói rằng tập thể học sinh là một hiện tượng sư phạm bởi vì;
c. Tập thể học sinh có khả năng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nhân cách học sinh.
Câu 97. Sự phát triển của tập thể được phân chia thành các giai đoạn phát triển khác nhau nhằm mục đích:
b. Giúp cho nhà giáo dục thấy được cái gì là cơ bản cần tiến hành trong công tác giáo dục và xây dựng tập thể học sinh.
Câu 98. Để đánh giá một tập thể ở bất kỳ một giai đoạn nào thì điều cơ bản cần phải căn cứ vào là:
d. Tập thể có tổ chức được nhiều loại hoạt động hay không.
Câu 99. Trong quá trình xây dựng tập thể, khi công việc chủ yếu của người giáo viên là dựa vào các phần tử tích cực để động viên lôi cuốn các em thụ động vào hoạt động tập thể thì tập thể đó đang phát triển ở giai đoạn nào?
d. Cả 3 giai đoạn 1, 2 và 3.
Câu 100. Trong một tập thể học sinh, khi dư luận xã hội đã được hình thành đúng đắn, mạnh mẽ, tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm, tinh thần tương trợ đã hình thành thì tập thể đang ở vào giai đoạn phát triển thứ:
c. Giai đoạn 3.
Câu 101. Ý nghĩa của tập thể học sinh trong việc hình thành nhân cách cho học sinh được thể hiện ở chỗ:
d. Cả 3 ý a, b, c.
Câu 102. Không khí đạo đức của tập thể là:
d. Cả a, b và c.
Câu 103. Để có được dư luận tập thể tốt, người thầy giáo cần có khả năng nào trong các khả năng sau?
d. Cả a, b và c.
Câu 104. Không khí đạo đức của tập thể có vai trò như thế nào trong việc hình thành đạo đức cho học sinh?
a. Là điều kiện phát sinh, tồn tại và củng cố hành vi đạo đức.
Tạo nền tảng nhân cách cho trẻ.
Câu 105. Con đường hình thành đạo đức cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức ở nhà trường có vai trò:
a. Hình thành hệ thống tri thức đạo đức khái quát và có hệ thống.
Câu 106. Giáo dục gia đình có vai trò như thế nào trong việc hình thành đạo đức cho học sinh?
a. Quyết định trực tiếp trình độ đạo đức mỗi người.
Câu 107. Để gia đình có ảnh hưởng giáo dục đạo đức tốt cho con em mình, gia đình không nên làm điều nào dưới đây?
a. Ngăn cấm con em tiếp xúc với ảnh hưởng xấu từ bên ngoài.
Câu 108. Uy quyền của cha mẹ có tác dụng tốt đến giáo dục đạo đức cho con cái là uy quyền được xây dựng trên cơ sở:
b.Thái độ, hành vi mẫu mực của cha mẹ trong cuộc sống.
Câu 109. Sự kết hợp giáo dục của nhà trường, của gia đình, của xã hội được thể hiện ở sự thống nhất về:
a. Mục đích và nội dung giáo dục.
Câu 110. Hoạt động phối hợp giáo dục của nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh đòi hỏi nhà trường cần phải:
c. Chủ động tập hợp tổ chức phối hợp hoạt động với các lực lượng xã hội.
Câu 111. Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh đòi hỏi nhà trường cần phải:
b. Nên hướng dẫn về mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục gia đình.

Phần 4. Người giáo viên (39 câu)
Câu 1. Lòng yêu trẻ của người thầy giáo được thể hiện qua:
a. Thái độ hài lòng, sung sướng khi được tiếp xúc với trẻ em.
Câu 2. Năng lực sư phạm của người thầy giáo bao gồm:
d. Cả a, b, c.
Câu 3. Nghề giáo viên là nghề:
d. Cả a, b, c.
Câu 4. Năng lực nào sau đây "đặc hiệu" cho hoạt động dạy?
b. Năng lực dạy học.
Câu 5. Năng lực nào sau đây "đặc hiệu" cho hoạt động giáo dục?
a. Năng lực khéo léo ứng xử sư phạm.
Câu 6. Kỹ năng nào sau đây không thuộc năng lực giao tiếp sư phạm?
d. Kỹ năng chuyên biệt.
Câu 7. Các năng lực của người giáo viên bao gồm:
d. Cả a, b và c.
Câu 8. Điểm nào sau đây không phù hợp với năng lực chế biến tài liệu của người giáo viên?
d. Biết "cảm hoá" học sinh trong quá trình giáo dục
Câu 9. Yếu tố nào dưới đây không phải đặc trưng của năng lực dạy học?
d. Năng lực ứng xử sư phạm
Câu 10. Yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách, quyết định niềm tin chính trị, quyết định hành vi và ảnh hưởng của thầy giáo đối với trẻ là:
c. Phẩm chất đạo đức.
Câu 11. Cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học của người thầy giáo là:
a. Có tình cảm nghề nghiệp.
Câu 12. Khả năng đánh giá đúng đắn tài liệu học tập là thành phần của năng lực:
c. Chế biến tài liệu.
Câu 13. Muốn trở thành người đánh thức được những sức mạnh tiềm ẩn bên trong đứa trẻ, người thầy giáo cần phải có:
b. Lòng yêu nghề, yêu trẻ.
Câu 14. Việc nhận thức sâu sắc về tính có ích của nghề nghiệp là biểu hiện của:
c. Lòng yêu nghề.
Câu 15. Yếu tố nào dưới đây không phải là đặc trưng của năng lực dạy học của người thầy giáo?
a. Năng lực cảm hóa học sinh.
Câu 16. Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục là:
b. Chỉ số cơ bản trong năng lực sư phạm.
Câu 17. Kĩ năng thiết kế được những bước đi dẫn dắt học sinh phát hiện ra khái niệm là thuộc về:
c. Năng lực chế biến tài liệu.
Câu 18. Biết lường trước phản ứng của học sinh khi tác động đến các em là biểu hiện của:
b. Năng lực hiểu học sinh.
Câu 19. Yếu tố nào dưới đây không phải là đặc trưng của năng lực chế biến tài liệu:
d. Nhạy cảm với cái mới và giàu cảm xúc sáng tạo sư phạm.
Câu 20. Biết vạch kế hoạch hoạt động một cách cụ thể, khoa học và kế hoạch kiểm tra đánh giá, điều chỉnh kế hoạch hoạt động là biểu hiện của:
a. Năng lực dạy học.
Câu 21. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố đặc trưng của năng lực nắm vững kĩ thuật dạy học?
c. Trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận riêng của mình.
Câu 22. Việc “Tìm ra chủ đề để nói chuyện với học sinh” của người giáo viên là biểu hiện chủ yếu của năng lực sư phạm nào trong các năng lực dưới đây?
c. Năng lực giao tiếp.
Câu 23. Trong các biểu hiện sau đây, đâu là biểu hiện của năng lực khéo léo ứng xử sư phạm?
c. Nhạy bén về mức độ sử dụng các tác động sư phạm.
Câu 24. Trong các biểu hiện sau đây, đâu là biểu hiện của năng lực nắm vững kĩ thuật dạy học?
d. Tổ chức điều khiển hành động học của học sinh.
Câu 25. Trong các biểu hiện sau đây, đâu là biểu hiện của năng lực hiểu biết rộng?
c. Có kĩ năng tự học, tự bồi dưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của bản thân.
Câu 26. Trong các biểu hiện sau đây, đâu là biểu hiện của năng lực vạch dự án phát triển nhân cách?
b. Xây dựng được biểu tượng nhân cách của những học sinh khác nhau sẽ thu được trong tương lai dưới tác động giáo dục của giáo viên.
Câu 27. Lòng yêu nghề, yêu trẻ có vai trò:
b. Là phẩm chất đặc trưng trong nhân cách người thầy giáo.
Câu 28. Thế giới quan khoa học có vai trò:
c. Là yếu tố quan trọng, quyết định niềm tin chính trị của người thầy giáo.
Câu 29. Lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ có vai trò:
a. Là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người thầy giáo.
Câu 30. Năng lực hiểu học sinh trong dạy học và giáo dục có vai trò:
a. Là chỉ số cơ bản của năng lực sư phạm.
Câu 31. Trong các việc làm cụ thể sau đây, việc làm nào là biểu hiện chủ yếu của năng lực “Chế biến tài liệu”?
a. Xác định được các kiến thức cơ bản của bài dạy.
Câu 32. Trong các việc làm cụ thể sau đây, việc làm nào là biểu hiện chủ yếu của năng lực “Khéo léo ứng xử sư phạm”?
e. Tìm ra được phương thức tác động đến học sinh một cách hiệu quả trong mọi tình huống.
Câu 33. Trong các việc làm cụ thể sau đây, việc làm nào là biểu hiện chủ yếu của năng lực “Giao tiếp”?
b. Quan sát tinh tế những biểu hiện bên ngoài để xác định phản ứng về mặt tâm lí.
Câu 34. Trong các việc làm cụ thể sau đây, việc làm nào là biểu hiện chủ yếu của năng lực “Hiểu học sinh”?
c. Tiên đoán được sự phát triển của những thuộc tính nhân cách, nắm được nguyên nhân phát sinh và mức độ phát triển của các thuộc tính đó.
Câu 35. Đối tượng của lao động sư phạm là học sinh, là chủ thể có ý thức, do vậy:
d. Nhân cách của học sinh được phát triển theo tỷ lệ thuận với các tác động sư phạm.
Câu 36. Công cụ lao động sư phạm của người giáo viên được xem xét một cách đầy đủ chính là:
c. Hai ý a, b.
Câu 37. Để hoàn thiện công cụ chủ yếu của lao động sư phạm đòi hỏi quan trọng nhất ở người giáo viên là:
b. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên rèn luyện bản thân về mọi mặt.
Câu 38. Người giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường nghề là người:
b. Thay mặt cho hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dục học sinh của một lớp nhất định.
Câu 39. Công việc đầu tiên của người giáo viên chủ nhiệm lớp với một tập thể học sinh là:
b. Nắm tình hình học sinh về mọi mặt.
Về Đầu Trang Go down
 
Đáp án Giáo Dục
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» tài liệu - giáo trình
» Giao Tiếp Sư Phạm
» NGÂN HÀNG MÔN GIAO TIẾP SP
» Giáo Sư Google sẽ trả lời tất cả các thắc mắc của các bạn trong nhiều lĩnh vực đời sống

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LOVE K43SKD FOREVER--TNUT.EDU.VN :: THẢO LUẬN :: DIỄN ĐÀN K43SKĐ-
Chuyển đến